Thiết kế xây dựng nhà ở đang là dịch vụ nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay, đặc biệt là những người đang có nhu cầu xây dựng cho mình một tổ ấm riêng. Dịch vụ này giúp lên kế hoạch cho mọi mong muốn và nhu cầu của gia chủ, giải đáp những thắc mắc, đồng thời đưa ra những phương án tối ưu nhất về chi phí, thời gian cùng các yếu tố liên quan khác trước khi đi vào thi công. Hãy cùng Vạn Phúc tìm hiểu một số thông tin cơ bản cũng như những yêu cầu khi thiết kế thi công nhà ở nhé!
1. Bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở là gì?
Hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở là tài liệu thể hiện hình dạng kiến trúc, kết cấu chi tiết của ngôi nhà. Đây là tài liệu thiết yếu khi muốn xây dựng, thiết kế kiến trúc nhà ở của bất kỳ công trình nào. Nó được ví như một cầu nối giữa cầu nối quan trọng giữa đơn vị thi công, gia chủ và công trình.
2. Bộ hồ sơ thiết kế xây nhà ở dùng để làm gì? Và hồ sơ bao gồm những gì?
Hồ sơ thiết kế thi công trọn gói xây dựng nhà nhằm mục đích xây nhà và cho bạn thấy được tổng quan ngôi nhà thông qua bản vẽ một cách chân thực nhất. Từ đó, các kiến trúc sư nắm được quá trình xây nhà như thế nào, diện tích bao nhiêu, xác định kích thước và bố trí ra sao,…
Một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở bao gồm các hạng mục sau:
STT | Danh mục hồ sơ | Mô tả nội dung hồ sơ |
1 | Hồ sơ xin phép xây dựng | Đầy đủ hồ sơ xin phép xây dựng theo đúng quy định. |
2 | Hồ sơ bản vẽ thiết kế | Bản vẽ 3D mặt tiền.Mặt bằng kỹ thuật các tầng.Các mặt đứng triển khai. |
3 | Hồ sơ kiến trúc | Các mặt cắt kỹ thuật thi công.Mặt bằng trần giả.Mặt bằng được lát sàn và bố trí đồ nội thất. |
4 | Hồ sơ nội thất | Thi công chi tiết các thiết bị nội thất.Thi công các chi tiết trang trí như tường, vườn cảnh… |
5 | Hồ sơ chi tiết cấu tạo | Chi tiết thiết kế về cầu thang, ban công, vệ sinh, cửa…Phần ngầm bao gồm như đóng cọc, móng, dầm, giằng, hầm tự hoại… |
6 | Hồ sơ kết cấu | Chi tiết kết cấu cầu thang, cột, dầm và mái.Các bảng thống kê chi tiết về thép. |
7 | Hồ sơ thiết kế kỹ thuật M&E | Cấp thoát nước của công trình.Hệ thống về thông tin liên lạc, chống sét. |
8 | Phần thiết kế cảnh quan sân vườn | Thiết kế cổng tường rào và hệ thống hạ tầng kỹ thuật.Sân đường đi dạo, nối đi lại trong nội bộ. |
9 | Dự toán chi tiết và tổng dự toán xây dựng | Liệt kê chi tiết khối lượng, đơn giá, thành tiền các hạng mục thi công.Đảm bảo xem xét việc thi công đúng trong bản thiết kế. |
10 | Giám sát | Giám sát và lựa chọn vật liệu và thiết bị nội thất theo đúng bản thiết kế. |
3. Lý do cần phải có hồ sơ trước khi thiết kế xây dựng nhà ở
Đây là tài liệu thể hiện một cách chi tiết hình dạng kiến trúc và kết cấu của ngôi nhà, cũng là bước đầu tiên trong quy trình thiết kế. Tất cả những mong muốn của khách hàng sẽ được đội tư vấn thiết kế xây dựng nhà ở hiện thực hóa thông qua bộ hồ sơ này. Có thể nói, đây là mắt xích quan trọng kết nối giữa đơn vị thi công, gia chủ và công trình. Một số công dụng nổi bật của hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở có thể kể đến như:
- Hạn chế việc sửa chữa và sai lệch trong quá trình xây dựng: Hồ sơ thiết kế giúp gia chủ có được cái nhìn tổng quan về cả công trình trước khi tiến hành xây dựng, giúp hạn chế sự khác biệt giữa mong muốn của gia chủ và thi công thực tế.
- Giúp quản lý vật tư: Việc lên chi tiết số lượng và đưa ra yêu cầu về chất lượng vật tư sẽ làm giảm thiểu tình trạng trạng dư thừa, thiếu hụt, lãng phí, thất thoát trong xây dựng. Bên cạnh đó, bộ hồ sơ còn giúp tránh được những phát sinh không cần thiết trong quá trình thi công.
- Kiểm soát tiến độ thi công: Việc đưa ra các thông số kỹ thuật cụ thể giúp chủ đầu tư chủ động trong việc kiểm soát chất lượng công trình.
-
Giúp ích cho công tác sửa chữa về sau: Trong trường hợp gặp sự cố về hệ thống điện, nước hoặc muốn sửa chữa chi tiết nào đó, sơ đồ hệ thống kỹ thuật sẽ giúp gia chủ tìm ra vấn đề và dễ dàng đưa ra phương án giải quyết một cách hiệu quả hơn.
4. Các phong cách thiết kế được yêu thích nhất
1. Modern (Hiện Đại)
Modern Style ưa chuộng các gam màu trung tính như trắng, đen, xám, màu be..làm tôn lên vẻ sang trọng, phóng khoáng.
Các đường thẳng và đường cong nhẹ là đặc trưng trong phong cách kiến trúc hiện đại.
Tổ chức mặt bằng theo hướng tự do và phi đối xứng, không gò bó, không nặng về mặt hình thức, thống nhất các chi tiết với nhau.
Các bề mặt của nội thất đều được đánh bóng và bố trí cho từng không gian một cách hợp lý nhất nhằm tôn vinh lên vẽ đẹp, sự sang trọng, giàu có của ngôi nhà,
2. FarmHouse (Đồng Quê)
Những tấm gỗ lớn vẫn giữ nguyên màu sắc thô mộc tự nhiên là đặc điểm nổi bật của phong cách nội thất Farmhouse. Màu gỗ tối kết hợp với màu tường sáng tạo nên sự tương phản nổi bật cho căn nhà.
Lấy nguồn cảm hứng là nơi ở và làm việc của những người nông dân, nội thất trong gia đình chủ yếu là đồ thủ công, đều rất giản đơn, mộc mạc và tiện nghi, tạo cảm giác bình yên.
Gam màu sáng như trắng, xám, be hay những màu pastel thường được sử dụng nhiều trong phong cách Farmhouse vì nó mang lại cảm giác thư thái, mát mẻ, nhẹ nhàng.
Chất liệu và hoa văn trên những đồ nội thất nhỏ như bọc đêm, rèm cửa hay thảm trong nhà cũng đóng góp không ít trong thiết kế không gian theo phong cách Farmhouse.
3. Industrial (Công Nghiệp)
Phong cách công nghiệp Industrial lấy nguồn cảm hứng từ việc tận dụng những công trình nhà máy, xưởng sản xuất bị bỏ hoang.
Industrial Style mang trong mình đậm chất cá tính và sự táo bạo bởi những ý tưởng kết hợp độc đáo từ sự thô sơ của các xưởng sản xuất với nét hiện đại trong đồ nội thất.
Bên cạnh đó, những gam màu tối còn đem lại sự đẳng cấp, huyền bí hiếm có màu sắc nào so sánh được.
4. NeoClassical (Tân cổ điển)
Phong cách modern classic chính là sự kết hợp kiến trúc và nội thất có sự giao thoa giữa cổ điển và hiện đại.
Nội thất sử dụng những vật liệu tự nhiên, đồ nội thất mang hơi hướng cổ điển nhưng được thể hiện với hình thức và hoàn thiện mới mẻ đã mang lại sự khác lạ đầy cá tính.
Các không gian nhỏ sử dụng vật liệu sáng, bóng, phản chiếu tạo cảm giác rộng hơn. Bên cạnh đó là cách sử dụng gam màu trầm, mạnh mẽ ở các không gian lớn để tạo nên chiều sâu và sự tương phản.
Cảm hứng vàng son của những món trang trí, nội thất bằng đồng, bóng loáng đã tạo hiệu ứng nổi bật trên những sắc độ xanh thẫm khác nhau của không gian
5. Tropical (Nhiệt đới)
Tropical stype khuyến khích tối đa không gian các phòng tiếp xúc được với thiên nhiên nắng , gió, nước ,qua mặt tiền trước, sân sau, giếng trời, khe gió lệch tầng .v.v..
Nguồn ánh sáng tự nhiên là nguồn ánh sáng chính đối với phong cách này : Đây là nguồn ánh sáng được phát ra tự nhiên như mặt trời, mặt trăng,…
Tone màu phổ biến nhất thiên về xanh lá, xanh biển, tạo sự mát mẻ, vàng ấm, và các màu gỗ tự nhiên.
Hầu hết các chất liệu tạo nên phong cách Tropical trong thiết kế nội thất đều có nguồn gốc tự nhiên và địa phương như: tre, gỗ tếch, gạch, vải….. Những chất liệu khác như gạch, ngói cũng rất phù hợp, để tô điểm thêm cho không gian
6. Sandinavian (Bắc Âu)
Scandinavian Style (hay phong cách Bắc Âu) được biết đến với ba đặc điểm nổi bật: đơn giản trong thiết kế, tinh tế trong cảm giác và tiện nghi khi sử dụng.
Thiết kế nội thất phong cách Scandinavian gồm ba thành phần chính:
- Simplicity: Sự mộc mạc, bình dị
- Minimalism: Chủ nghĩa tối giản
- Functionality: Tính ứng dụng cao
Một đặc trưng khác không kém phần nổi bật trong nghệ thuật trang trí này là không gian mở và vô cùng thoáng đãng. Nhà bếp sẽ không bị gò bó và ủ mùi nhờ các ô cửa sổ lớn giúp không khí từ bên ngoài tràn vào xua tan đi những cảm giác u tối, lạnh lẽo, nặng nề.
7. Minimalism (Tối giản)
Less is more- ít là nhiều. Kiến trúc tối giản tạo lập không gian chặt chẽ, khúc chiết, cô đọng, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng.
Không gian của kiến trúc tối giản được tạo nên bởi những mảng tường, mảng trần phẳng, đồng nhất, những đường thẳng, những hình khối đơn giản và những khoảng trống lớn.
Thông thường, có không quá ba màu trong không gian nội thất theo phong cách minimalist style: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn.
Với kiến trúc tối giản, ánh sáng rất quan trọng, nhất là ánh sáng tự nhiên.
Về mặt hình thức thuần tuý, có thể nhận thấy kiến trúc tối giản mang lại sự lạnh lùng và chú trọng bản ngã. Nhưng bản chất của kiến trúc không nằm ở cái vỏ bề ngoài…